https://main--cc--adobecom.hlx.page/cc-shared/fragments/merch/products/substance3d/sticky-banner/default

Chinh phục thử thách tạo mô hình 3D từ video.

Hãy cùng tìm hiểu hai thử thách chính mà bạn có thể phải đối mặt trong quá trình tạo vật thể 3D từ video so với khi tạo từ hình ảnh tĩnh.

1. Độ phân giải.

Độ phân giải có vai trò vô cùng quan trọng nhằm giúp bạn thu được kết quả tốt nhất khi quét 3D. Độ phân giải tức là mức độ chi tiết xuất hiện trong một phạm vi không gian. Giá trị này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bản quét 3D cuối cùng mà bạn thu được. Độ phân giải thấp và tất cả các yếu tố nhân tạo có thể xuất hiện trong bức ảnh sẽ biến thành trở ngại lớn trong quá trình chụp. Vui lòng lưu ý rằng nếu hình ảnh của bạn có nhiều chi tiết hơn, thì đối tượng 3D cũng vậy.

Mặc dù trên thị trường luôn bán sẵn loại máy ảnh 8k, nhưng đó là sản phẩm vô cùng đắt đỏ. Về cơ bản, chúng ta sẽ làm một việc vô ích nếu sử dụng máy quay video cao cấp, đắt tiền để tăng độ phân giải, trong khi có thể dùng giải pháp thay thế là hình ảnh tĩnh. Trong mọi trường hợp, ảnh chụp thường tạo ra hình ảnh sạch rõ ràng hơn, có độ phân giải cao hơn với mức giá rẻ hơn.

2. Chuyển động mờ nhòe.

Thử thách lớn tiếp theo mà bạn phải đối mặt khi dùng video để tạo mô hình 3D là hiện tượng chuyển động mờ nhòe. Với hình ảnh tĩnh, hiện tượng mờ nhòe chỉ xảy ra khi chụp ảnh với tốc độ cửa trập thấp trong trường hợp máy ảnh di chuyển hoặc khi dùng máy ảnh cầm tay. Khi sử dụng 3D capture, đây sẽ không còn là vấn đề gây trở ngại nữa. Khi dùng chân máy ảnh, bạn có thể chụp được những bức ảnh rõ ràng, không bị mờ nhòe từ mọi góc độ của vật thể mà bạn cần.

Tuy nhiên, đối với video, bạn không thể xử lý vấn đề chuyển động mờ nhòe một cách dễ dàng như vậy. Cách hiệu quả nhất để ngăn hiện tượng chuyển động mờ nhòe trong video là tăng tốc độ cửa trập khi quay. Việc tăng tốc độ khung hình/giây khi chụp là đủ để bạn hạn chế mờ nhòe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng tốc độ cửa trập nhanh hơn sẽ làm giảm lượng ánh sáng có thể truyền tới cảm biến của máy ảnh. Để khắc phục hạn chế này, bạn nên tác nghiệp trong môi trường có ánh sáng được kiểm soát để thu được kết quả tốt nhất. Việc bổ sung quá nhiều ánh sáng có thể tạo hiện tượng đổ bóng và vùng sáng. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đối tượng cuối cùng bạn quét được.

Dinosaur 3d model from video
Hình ảnh của Andrew Palmer.

Lợi ích của công nghệ videogrammetry: dễ sử dụng.

Chúng ta vừa thảo luận hai lý do chính khiến bạn nên sử dụng hình ảnh tĩnh thay vì video. Do đó, chúng ta sẽ cùng trao đổi xem video là lựa chọn phù hợp trong tình huống nào ở môi trường này, cũng như vì sao bạn có thể cân nhắc sử dụng video.

Bạn có thể mất nhiều thời gian để chụp vô số bức ảnh riêng lẻ mà bạn cần dùng để quét 3D thành công. Có một vài giải pháp, trong đó giải pháp thường dùng là ứng dụng điện thoại thông minh. Các ứng dụng này cho phép bạn chuyển video sang hình ảnh 3D do video có đặc tính dễ sử dụng. Bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian khi quay hình vật thể, thay vì phải chụp lần lượt vô vàn bức ảnh.

Nếu bạn muốn nhanh chóng thu được kết quả, đồng thời, bạn lại có thể dùng ngay điện thoại thông minh, thì giải pháp đơn giản nhất là dùng ứng dụng để tạo mô hình 3D từ video. Nhờ đó, bạn sẽ luôn thu được kết quả tốt hơn khi sử dụng hình ảnh tĩnh có độ phân giải cao. Quan trọng: Bạn cần ghi nhớ rằng các ứng dụng này sử dụng từng khung hình riêng lẻ từ video của bạn, cho nên, về bản chất, đó vẫn là định dạng hình ảnh. Khi tạo mô hình từ video, nghệ sĩ nên tự cân nhắc xem đâu là lựa chọn có lợi hơn: thời gian họ tiết kiệm được, hay chất lượng cao hơn khi tự chụp hình ảnh tĩnh bằng cách sử dụng chân máy ảnh kết hợp với máy ảnh.

3d eye model from video using videogrammetry
Hình ảnh của Andrew Palmer.
videogrammetry software

Yêu cầu về phần cứng.

Nếu bạn dùng điện thoại, hãy chọn điện thoại thông minh có cảm biến LiDAR, ví dụ như iPhone 12 và 13 Pro để thu được kết quả tốt nhất.

Trong bộ giải pháp Adobe Substance 3D, chúng tôi cung cấp Substance 3D Sampler. Đây là phần mềm chụp ảnh 3D mạnh mẽ và dễ sử dụng, cho phép người dùng tạo các vật thể 3D từ ảnh chụp. Để quét ảnh hoặc quét video chính xác cho một đối tượng, bạn cần công nghệ có năng lực xử lý mạnh mẽ. Với Sampler phiên bản 2023, bạn nên dùng CPU Intel i7 hoặc AMD Ryzen 7, hoặc công nghệ tương đương. Ngoài ra, người dùng cần sở hữu GPU mạnh mẽ, ví dụ như GPU dòng cấp 30 trở lên. Họ có thể dùng RAM 32 GB, tuy nhiên, trong nhiều dự án, RAM 64 GB là lựa chọn tối ưu.

Để được hướng dẫn đầy đủ về các yêu cầu và đề xuất về phần cứng của Sampler, hãy đọc tài liệu của chúng tôi.

Dùng Adobe để ghi lại những nội dung 3D hấp dẫn.

Substance 3D Sampler là bước đệm tuyệt vời để bạn bắt đầu hành trình sử dụng công nghệ quang trắc. Mặc dù chúng tôi không hỗ trợ các giải pháp chuyển video sang vật thể 3D, nhưng chúng tôi có công nghệ do AI hỗ trợ để đơn giản hóa quy trình này. Nếu bạn có thể chụp được những bức ảnh rõ nét với ánh sáng hợp lý, thì Sampler sẽ lo các công việc còn lại.

Nhờ sử dụng công nghệ tạo mặt nạ giống như trong Photoshop, Sampler sẽ tự động tạo mặt nạ cho hình ảnh, do đó, chỉ chủ thể chính mới được tái tạo. Sau khi kết quả tạo mặt nạ khiến bạn hài lòng, Sampler sẽ xử lý hình ảnh, tạo đám mây điểm và tạo ra lưới 3D có kết cấu.

Nhờ có Sampler, bạn có thể phối hợp và tích hợp các vật liệu để nhanh chóng tiến hành những sự điều chỉnh ấn tượng cho hình thức của mô hình.

Khám phá công nghệ chụp 3D bằng Substance 3D Sampler.

Bạn có thể nhận thấy rằng quy trình tạo mô hình 3D từ video rất ấn tượng. Tuy nhiên, đó không phải là giải pháp hữu hiệu nhất trong hầu hết các tình huống. Để tìm hiểu sâu hơn về công nghệ chụp 3D và tất cả những khả năng bạn có thể thực hiện nhờ có Adobe Substance 3D Sampler, hãy xem video giới thiệu này. Trong video, một trong những nghệ sĩ 3D tài năng của chúng tôi giới thiệu toàn bộ quá trình chụp bằng hình ảnh tĩnh.
https://main--cc--adobecom.hlx.page/cc-shared/fragments/products/substance3d/discover/create-3d-models-from-video/explore-3d#video-tools1 | ImageLink | :play:

Câu hỏi thường gặp

ĐÂU LÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÔNG NGHỆ QUANG TRẮC VÀ VIDEOGRAMMETRY?

Quang trắc là quá trình trích xuất dữ liệu đo lường từ ảnh chụp. Khi có đủ số hình ảnh chụp một vật thể từ các góc độ khác nhau, chúng ta có thể sử dụng phần mềm để tái tạo vật thể đó dưới dạng mô hình 3D. Công nghệ Videogrammetry cũng hoạt động theo nguyên tắc giống như vậy. Sự khác biệt duy nhất là công nghệ này sử dụng cảnh quay video làm dữ liệu nguồn cho phép đo.

CÔNG CỤ SUBSTANCE 3D SAMPLER CÓ SỬ DỤNG VIDEO ĐỂ TẠO MÔ HÌNH 3D KHÔNG?

Công cụ Sampler không hỗ trợ trực tiếp công nghệ videogrammetry. Để sử dụng công cụ 3D Capture của Sampler, bạn cần gửi một loạt hình ảnh tĩnh vào trình hướng dẫn. Do đó, tất cả mọi người đều có thể sử dụng một công cụ như Photoshop hoặc phần mềm chỉnh sửa video để trích xuất hình ảnh tĩnh từ video. Nhằm thu được kết quả tốt nhất, bạn nên chụp hình ảnh tĩnh có độ phân giải cao.

3D CAPTURE TRỞ THÀNH TRỢ THỦ ĐẮC LỰC TRONG LĨNH VỰC 3D TRONG TÌNH HUỐNG NÀO?

Tạo vật thể 3D từ hình ảnh là phương thức tuyệt vời để giúp bạn tăng cường quy trình ứng dụng công nghệ 3D. Mặc dù các vật thể xuất hiện nổi bật trong một bức ảnh có thể xứng đáng được hưởng độ chi tiết và sự cẩn thận của việc tạo mô hình trực tiếp, nhưng nhiều bức ảnh được tạo thành từ vô số vật thể. Nghệ sĩ hoặc đội ngũ tác nghiệp có thể tiết kiệm vô số thời gian bằng cách sử dụng phương pháp quang trắc để tạo ra những tài nguyên 3D chân thực.

https://main--cc--adobecom.hlx.page/cc-shared/fragments/products/substance3d/bottom-blade-cta-s3d-collection