Hình ảnh do máy tính tạo ra (CGI) trong lĩnh vực hoạt hình 3D là gì?

Hình ảnh do máy tính tạo ra có mặt ở khắp mọi lĩnh vực, từ chương trình truyền hình và phim ảnh, cho đến trò chơi điện tử và thực tế ảo. Nếu bạn quan tâm đến việc sản xuất hoạt hình hoặc nội dung truyền thông, thì quan trọng, bạn cần hiểu được hình ảnh do máy tính tạo ra (CGI) đem đến hoạt hình 3D chất lượng cao như thế nào.
Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ trình bày những kiến thức cơ bản về CGI, đồng thời so sánh sự khác biệt với kỹ thuật hoạt hình truyền thống.

Tìm hiểu về hình ảnh do máy tính tạo ra.

CGI sử dụng máy tính để tăng hiệu quả khi tạo đồ họa ba chiều. Trong công nghệ hoạt hình truyền thống, bạn phải tỉ mỉ tạo ra các bản vẽ theo từng khung hình cho nhân vật và cảnh. Quy trình này khiến bạn tốn rất nhiều thời gian và công sức thực hiện thủ công. Khi dùng CGI, bạn vẫn phải đầu tư thời gian và chuyên môn, tuy nhiên, máy tính sẽ đảm nhiệm rất nhiều công việc nặng nhọc thay cho các đội ngũ sản xuất hoạt hình. Lĩnh vực truyền thông phát triển kéo theo sự lớn mạnh của công nghệ CGI. Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với công nghệ CGI thông qua các bộ phim và chương trình truyền hình của Pixar. Tuy nhiên, công nghệ này được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác, bên cạnh lĩnh vực giải trí. Công nghệ hình ảnh này được sử dụng trong kiến ​​trúc, kỹ thuật và thậm chí cả y học.

So sánh công nghệ CGI với hoạt hình truyền thống.

CGI là bước phát triển tự nhiên của hoạt hình truyền thống. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu chỉ sử dụng một kỹ thuật đó.

CGI phù hợp nhất cho:

  • Adobe After Effects
  • KeyShot
  • Cinema 4D

Đã có một thời, kỹ thuật sản xuất hoạt hình truyền thống là lựa chọn tối ưu trong biểu đạt nghệ thuật và phong cách hấp dẫn. Tuy nhiên, các hãng phim ứng dụng CGI hiện đang vượt qua ranh giới của những điều khả thi nhờ có CGI.

Nếu bạn đang phân vân giữa CGI và kỹ thuật hoạt hình, bạn cũng có thể kết hợp cả hai kỹ thuật này. Bộ phim Người Nhện: Vũ trụ mới của hãng Sony và phim Arcane của hãng Fortiche kết hợp kỹ thuật hoạt hình vẽ tay và hiệu ứng CGI để đem đến trải nghiệm phong phú hơn và vượt qua ranh giới của những điều khả thi nhờ có CGI.

Tìm hiểu về quy trình CGI.

CGI sử dụng máy tính để tăng tốc quy trình thiết kế. Tuy nhiên, công nghệ này không đơn giản như việc nhấn nút để thực hiện tự động. Quy trình sáng tạo CGI gồm có các bước sau:

  1. Tạo khái niệm và tiền sản xuất. Đội ngũ thiết kế thao tác trên bảng phân cảnh, thiết kế nhân vật và bố cục cảnh.
  2. Tạo mô hình 3D. Ở giai đoạn này, đội ngũ thiết kế xây dựng các vật thể, nhân vật và môi trường 3D kỹ thuật số.
  3. Tạo kết cấu. Kết cấu áp dụng màu sắc và chi tiết chân thực cho mô hình 3D.
  4. Tạo khung xương. Kỹ thuật tạo khung xương tức là bổ sung bộ xương kỹ thuật số để tạo chuyển động và linh hoạt.
  5. Hoạt hình. Nhà thiết kế sử dụng nền tảng đã được thiết lập để khiến cho các mô hình 3D trở nên sống động và chuyển động nhiều hơn.
  6. Ánh sáng. Ánh sáng ảo tạo ra bầu không khí và khiến cho khung cảnh trông chân thực hơn.
  7. Kết xuất. Kỹ thuật này chuyển đổi cảnh 3D thành hình ảnh hoặc hoạt hình 2D.
  8. Sản xuất hậu kỳ. Các nhà thiết kế bổ sung những điểm nhấn, hiệu ứng và chỉnh sửa cuối cùng để chuẩn bị cho quá trình sản xuất cảnh.

Khả năng diệu kỳ của hoạt hình 3D CGI.

Sự lớn mạnh của những bộ phim đáng nhớ như Câu chuyện đồ chơi, Nữ hoàng băng giá và Công chúa Moana thể hiện mức độ hấp dẫn của hoạt hình 3D CGI. Quy trình sản xuất phim hoạt hình này không những tạo ra hình ảnh hấp dẫn, mà còn cải thiện cách kể chuyện và sự tương tác với khán giả bằng cách tạo ra các nhân vật phù hợp và bối cảnh chân thực.

Đối với khán giả thông thường, kỹ thuật CGI có thể giống như phép màu nhiệm, chúng ta cần có kỹ năng kỹ thuật thực sự để triển khai công nghệ này. Các kỹ năng kỹ thuật và công cụ phần mềm như Substance 3D, Blender, Maya và Adobe After Effects là nền tảng để sản xuất hoạt hình 3D CGI.

Tương lai của CGI và xa hơn nữa.

Công nghệ CGI vô cùng phổ biến trong lĩnh vực giải trí, nhưng đó mới chỉ là bước khởi đầu. CGI có tiềm năng vô hạn, đặc biệt là trong thời đại công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) đang ngày càng dễ tiếp cận hơn với người tiêu dùng hàng ngày.

Các kiến ​​trúc sư sử dụng CGI để mô phỏng bản thiết kế, chuyên gia y tế sử dụng CGI để cải thiện chất lượng của công nghệ chụp quét giúp cứu sống bệnh nhân, còn các nhà giáo dục sử dụng công nghệ này để đem đến trải nghiệm học tập phong phú. Có rất nhiều điều để tìm hiểu về CGI. Do đó, tốt nhất là bạn nên tìm hiểu sâu hơn về công nghệ này thông qua các khóa học, hướng dẫn và tài nguyên trực tuyến.

Khai mở tiềm năng của công nghệ 3D: Adobe Substance 3D là đối tác sáng tạo của bạn.

Hoạt hình 3D CGI là nền tảng để sản xuất nội dung truyền thông hiện đại. Mặc dù nếu chỉ nhìn vẻ bề ngoài, chúng ta thấy đây là kỹ thuật diệu kỳ và dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, bạn cần có cả khiếu nghệ thuật và kỹ năng kỹ thuật để sử dụng thành thạo công nghệ này.

Giờ đây, khi đã nắm được kiến thức nền tảng về CGI, bạn sẽ coi trọng giá trị – và thậm chí còn đóng góp vào – thế giới CGI không ngừng lớn mạnh.

Câu hỏi thường gặp

Hình ảnh do máy tính tạo ra là gì?

Hình ảnh do máy tính tạo ra sử dụng máy tính để tạo ra các mô hình chân thực cho lĩnh vực nghệ thuật, trò chơi điện tử, phim, chương trình truyền hình và nội dung mô phỏng kỹ thuật số.

Công nghệ CGI và Hoạt hình 3D có giống nhau không?

Không. CGI là một thuật ngữ bao quát, dùng để chỉ tất cả các hình ảnh do máy tính tạo ra. Công nghệ hoạt hình 3D liên quan cụ thể đến các vật thể chuyển động trong không gian ba chiều. Tuy nhiên, nhiều ứng dụng CGI có bao gồm hoạt hình 3D, do đó, việc kết hợp cả hai công nghệ này là điều bình thường.

Công nghệ Thiết kế 3D và CGI có gì khác biệt?

Công nghệ thiết kế 3D và CGI có một số điểm khác biệt, bao gồm:

  • Ứng dụng. Thiết kế 3D được sử dụng trong lĩnh vực thiết kế kiến ​​trúc và sản phẩm, còn CGI lại thường dùng trong phim và trò chơi điện tử.
  • Công cụ. Thiết kế 3D sử dụng các công cụ như AutoCAD và Rhino, còn CGI sử dụng các công cụ như Blender, Maya và Adobe After Effects.
  • Mục tiêu. Mục tiêu của thiết kế 3D là tạo ra một mô hình chức năng, thường dùng vào mục đích sản xuất. Trái lại, CGI dùng để tạo ra nội dung mô phỏng sống động như thật.

Công nghệ kết xuất 3D và CGI có giống nhau không?

Không. CGI là một thuật ngữ chung, dùng để chỉ tất cả các hình ảnh do máy tính tạo ra. Trái lại, công nghệ kết xuất 3D là một bước trong quy trình sản xuất hoạt hình 3D CGI, trong đó bạn chuyển đổi mô hình 3D thành hình ảnh 3D.

Bạn đã sẵn sàng bắt đầu hành trình CGI chưa? Hãy dùng thử Substance 3D Modeler để điêu khắc hình 3D bằng đất sét kỹ thuật số. Tạo ra các vật liệu và bề mặt sống động như thật trong Substance 3D Designer để xây dựng thế giới và trải nghiệm chân thực.

https://main--cc--adobecom.hlx.page/cc-shared/fragments/products/substance3d/bottom-blade-cta-s3d-collection