Phần mềm tạo mô hình 3D là gì?
Tạo mô hình 3D là quá trình tạo các đối tượng 3D bằng phần mềm chuyên dụng. Các mô hình này có thể được dàn dựng với các hiệu ứng hình ảnh khác để tạo toàn cảnh cho hình ảnh tĩnh hoặc hoạt ảnh. Khi có trong tay công cụ phù hợp, ai ai cũng có thể bắt tay tạo mô hình 3D.
Mô hình 3D được dùng vào mục đích gì?
Những tình huống ứng dụng mô hình 3D hiện nay.
Sau đây là một số ví dụ về các lĩnh vực thường ứng dụng mô hình 3D. Xin lưu ý: đôi khi những mô hình này trông vô cùng sống động, đến mức bạn khó có thể nhận ra ngay từ đầu rằng đây là một hình ảnh được kết xuất.
1. Truyền thông và giải trí
Mô hình 3D được sử dụng rộng rãi trong VFX, trò chơi điện tử, phim và TV. Hoàn toàn không có gì lạ khi thấy các sản phẩm được tạo hoàn toàn bằng phần mềm 3D.
2. Kiến trúc và bất động sản
Các kiến trúc sư và nhà thiết kế sử dụng mô hình 3D để xây dựng các hình ảnh ảo chi tiết về tòa nhà, nội thất và cảnh quan. Các mô hình này hỗ trợ đắc lực cho việc truyền đạt tầm nhìn của nhà thiết kế tới các nhà đầu tư, khách hàng và công chúng tiềm năng.
3. Sản xuất và thiết kế sản phẩm
Mô hình 3D là phương thức hiệu quả và thân thiện với môi trường để phát triển nguyên mẫu, hình dung về ý tưởng sản phẩm và mô phỏng chức năng trước khi tiến hành khâu sản xuất. Nhà thiết kế có thể điều chỉnh ý tưởng và thực hiện lại quy trình nhiều lần trước khi tạo ra sản phẩm hoàn thiện.
4. Công nghiệp ô tô và hàng không vũ trụ
Mô hình 3D được ứng dụng trong cả quy trình thiết kế và thử nghiệm xe cộ cùng các linh kiện xe cộ, đồng thời được dùng trong cả hoạt động quảng cáo và tiếp thị xe. Nhiều quảng cáo về ô tô và máy bay có sử dụng hình ảnh được tạo bằng mô hình 3D. Những hình ảnh đó vô cùng chân thực, đến mức người xem gần như không thể phân biệt hình ảnh đó với hình ảnh thật do camera quay lại. Công nghệ 3D hỗ trợ mô phỏng sản phẩm thực tế. Hình ảnh mô phỏng được dùng để thử nghiệm ý tưởng hoặc phương tiện trước khi tiến hành sản xuất.
5. Y tế và chăm sóc sức khỏe
Mô hình 3D được ứng dụng trong lĩnh vực hình ảnh học y khoa và lập kế hoạch phẫu thuật. Các chuyên gia có thể sử dụng công nghệ tái tạo chính xác các cơ quan, xương và mô để hỗ trợ chẩn đoán, lập kế hoạch điều trị và hỗ trợ nghiên cứu y khoa.
6. Thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR)
Mô hình 3D đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo ra trải nghiệm sống động. Công nghệ VR và AR có một số phương thức ứng dụng và có thể được sử dụng trong hầu hết mọi ngành.
7. Giáo dục và đào tạo
Mô hình 3D được ứng dụng trong bối cảnh giáo dục để truyền đạt kiến thức về các khái niệm trong nhiều môn học, từ sinh học, địa lý và thậm chí cả lịch sử. Nhờ có công nghệ này, các sinh viên và chuyên gia có cơ hội tương tác với mô hình ảo và vật thể mô phỏng trong môi trường an toàn, được kiểm soát. Có thể kể đến một ví dụ ấn tượng là phi công lái thiết bị mô phỏng chuyến bay.
Hình ảnh của Giona Andreani.
Tìm hiểu nhanh về quy trình tạo mô hình 3D.
Tạo khái niệm
Tạo mô hình
Tạo kết cấu
Kết xuất & xử lý
Hình ảnh của Giona Andreani.
Khám phá tiềm năng.
Khi kết hợp tất cả các giai đoạn xây dựng mô hình 3D, các nghệ sĩ và nhà thiết kế có thể làm nên những tác phẩm ấn tượng. Sau đây là một số ví dụ thực tế trong nhiều lĩnh vực, minh chứng cho năng lực của mô hình 3D.
1. Thời trang.
Tìm hiểu xem Hugo Boss sử dụng công nghệ 3D ra sao để cải thiện quy trình của họ.
2. Thiết kế sản phẩm.
Tìm hiểu xem Puma và INDG khai thác ứng dụng Substance 3D và AR ra sao để hỗ trợ quy trình thiết kế những đôi giày ấn tượng.
3. Giải trí.
End of Summer là dự án tuyệt mỹ được sáng tạo từ bàn tay các nghệ sĩ tài năng của Adobe. Dự án này là minh chứng cho khả năng của việc sử dụng gần như hoàn toàn các công cụ Substance 3D trong quá trình sáng tác.
Mẹo hay khi sử dụng mô hình 3D.
Sau đây là một số mẹo hay bạn nên cân nhắc trong quá trình tạo mô hình 3D:
1. Nắm vững nguyên tắc cơ bản.
Bạn cần trau dồi nền tảng kiến thức vững chắc về các nguyên tắc tạo mô hình 3D cơ bản, đồng thời tìm hiểu cách khai thác hiệu quả các công cụ có sẵn trong phần mềm bạn đang dùng. Nhờ đó, bạn sẽ thu được mô hình rõ ràng hơn và sử dụng thời gian một cách hiệu quả hơn.
2. Học cách dùng các phím tắt và xây dựng quy trình làm việc tối ưu.
Phần mềm 3D có thể rất phức tạp. Người sáng tạo có trong tay rất nhiều công cụ và phương pháp để lựa chọn. Do đó, khả năng sử dụng thành thạo các phím tắt sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống trong quá trình sáng tạo. Điều này giúp bạn tăng tốc quy trình làm việc, cải thiện năng suất và giúp cho toàn bộ quá trình trở nên hiệu quả hơn.
3. Khai thác tài liệu tham khảo.
Sử dụng tài liệu tham khảo trong quá trình làm việc là phương pháp tuyệt vời, không những hỗ trợ bạn hoạch định và trực quan hóa dự án mà còn đảm bảo rằng bạn thu được mô hình 3D giống như thật, có tỷ lệ, hình dạng và chi tiết chính xác. Tài liệu tham khảo cung cấp nền tảng vững chắc và giúp bạn luôn thu được hình ảnh trung thực. Hãy thử tạo một bảng hình ảnh theo chủ đề, trong đó có nhiều tài liệu tham khảo khác nhau để làm bệ phóng cho khả năng sáng tạo và sản sinh ý tưởng.
4. Khám phá nhiều kỹ thuật khác nhau.
Nghệ sĩ 3D giỏi là người không ngừng học hỏi. Các nghệ sĩ và nhà thiết kế có thể phát triển năng lực của bản thân nhờ không ngừng thực hành các kỹ năng 3D, đồng thời học cách sử dụng các công cụ và kỹ thuật mới. Bạn sẽ phát triển bộ kỹ năng đa dạng hơn bằng cách khám phá nhiều kỹ thuật và phần mềm như mô hình đa giác hoặc điêu khắc.
Nhận nội dung, nguồn cảm hứng và thỏa sức sáng tạo.
Câu hỏi thường gặp
MÔ HÌNH 3D ĐƯỢC DÙNG VÀO MỤC ĐÍCH GÌ?
ĐÂU LÀ MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ MÔ HÌNH 3D?
MÔ HÌNH 3D CÓ NHỮNG LOẠI NÀO?
1. Mô hình đa giác. Đây là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất. Kỹ thuật này cho phép tạo các mô hình 3D bằng cách điều chỉnh các đa giác (thường là hình tam giác hoặc hình tứ giác) để xác định lưới của vật thể. Đó là
2. Điêu khắc. Điêu khắc là kỹ thuật mô phỏng các phương pháp điêu khắc truyền thống trong môi trường kỹ thuật số. Nghệ sĩ sử dụng công cụ ảo để thao tác và tạo hình bề mặt kỹ thuật số. Đây là kỹ thuật xuất sắc để tạo các mô hình tự nhiên và giàu chi tiết, ví dụ như các nhân vật. Khi có công cụ phù hợp, bạn còn có thể khai thác kỹ thuật này để tạo mô hình bề mặt cứng.
3. Mô hình được tạo bằng quy tắc thiết lập sẵn. Tạo mô hình bằng quy tắc thiết lập sẵn tức là tạo các mô hình theo thuật toán bằng cách sử dụng tham số được quy định từ trước. Đây là kỹ thuật tuyệt vời để tạo các cấu trúc, địa hình hoặc yếu tố kiến trúc phức tạp. Kỹ thuật tạo mô hình bằng quy tắc thiết lập sẵn được sử dụng rất phổ biến trong việc tạo môi trường quy mô lớn cho trò chơi điện tử, phim, VFX và mô phỏng.